Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có bị sao không? có ảnh hưởng đến thai nhi? và lịch tiêm uốn ván khi có bầu thời gian nào… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm hiện nay..

Uốn ván có nguy hiểm không

Uốn ván là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh là những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn…Vì vậy, ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ cần được tiêm phòng uốn ván để BẢO VỆ CHÍNH BẢN THÂN NGƯỜI MẸ và cả TRẺ SƠ SINH nếu chưa từng được tạo miễn dịch trước đó.

Vì sao cần tiêm uốn ván khi mang thai

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ là điều rất cần thiết, bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng không được bỏ lỡ. Bởi giai đoạn 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả, ngoài việc cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hiệu quả, bà bầu cũng cần được tiêm vắc – xin để đảm bảo ngăn chặn tối đa những tác nhân gây bệnh.

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong rất cao do độc tố của trực khuẩn Clostridium tetan của uốn ván có khả năng gây hại rất mạnh. Loại trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng sinh sôi và tồn tại của nó rất mạnh, ngay cả việc đun sôi ở thời gian dài cũng không tiêu diệt triệt để được.

Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể và sản sinh ra độc tố lên hệ thần kinh, làm cơ thể  người bệnh suy yếu và xuất hiện các chứng như: động kinh, co giật hoặc bị cứng cơ. Loại trực khuẩn này thường phát triển tốt ở các mô bị tổn thương, nhiễm khuẩn từ các vết thương hở và chúng có cơ chế sinh đôi.

Ở mẹ bầu thì chúng sản sinh từ sau khi mẹ bầu sinh, từ dây rốn không được vệ sinh sạch. Bình thường chúng thường ủ bệnh từ 10 ngày trong cơ thể. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm uốn ván bà bầu cần phổ biến rộng và bức thiết ngay.

Ở nước ta,  tiêm uốn ván bà bầu còn khiến nhiều chị em phụ nữ lo ngại việc có thể là vaccine giả hay còn các vi khuẩn trong các loại vaccine sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, bởi vậy nên đã không tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn mang thai.

Theo như nghiên cứu của sở Y tế thì tất cả vaccine uốn ván đã được kiểm tra hoàn toàn không còn vi khuẩn. Mẹ bầu nên đến những bệnh viện lớn, uy tín để tiêm phòng sẽ tốt hơn. Trong các trường hợp mẹ bầu không tiêm vaccine đã có những trẻ vừa mới sinh ra đã nằm trong tình trạng nguy hiểm do trực khuẩn này gây ra, khiến trẻ mắc uốn ván sơ sinh gây nguy hiểm.

Hậu quả của bệnh uốn ván đối với mẹ bầu và thai nhi

Khi hệ thần kinh của chúng ta bị tấn công, các cơ của người nhiễm bệnh sẽ đơ cứng. Cùng với đó, trên các phần cơ bị cứng này có thể sẽ kích thích hoặc không có kích thích và xuất hiện những co giật. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể sẽ tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và dẫn tới tim ngừng đập.

Như vậy, với trẻ sơ sinh có thể trạng còn non yếu thì bệnh uốn ván rất dễ khiến bé tử vong. Chính vì thế, vì bất cứ lý do nào thì tiêm uốn ván bà bầu cũng nên được chú trọng đầy đủ.

Hiện nay một số nước châu Á, châu Phi và một vài quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, tình trạng uốn ván sơ sinh đã trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do điều kiện trang thiết bị y tế và công tác chăm sóc trẻ sơ sinh kém.

Theo như thống kê, vài năm gần đây ở nước ta tình trạng uốn ván ở trẻ sơ sinh là rất hiếm nhưng không phải vậy mà bà bầu có thể chủ quan được.

Thời điểm lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Với phụ nữ mang thai lần đầu:

Trước đó chưa tiêm uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vaccin trước đó sẽ được tiêm 2 mũi:

+ Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên

+ Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Với phụ nữ mang thai lần hai:

+ Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là < 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi mang thai đủ 24 tuần.

+ Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai > 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm 2 liều như mang thai lần đầu.

Tiêm uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi

Theo nhận định của các bác sĩ, việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ để tránh việc lây nhiễm khi chuyển dạ, đồng thời có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, để hạn chế tối đa việc bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.

Vì vậy, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ sẽ không có ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn là việc để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không

Tiêm uốn ván cho bà bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn, trong đó, bị sốt sau khi tiêm là vấn đề mà các mẹ bầu hay gặp phải.

Đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi tiếp nhận vắc xin, cơ thể huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần

Lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể gây sưng đau tại chỗ hoặc gây dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên lo lắng quá vì đây đều là những tác dụng phụ không quá nghiêm trọng, việc sưng đau sẽ tự khỏi, không cần sử dụng thuốc, hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần lưu ý nên chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn.

Bài viết nêu ra một số thông tin về tiêm uốn ván bà bầu, sự cần thiết trong việc đi tiêm vắc xin phòng bệnh cho mẹ và bé.  Bởi vậy, chị em đã hoặc đang có ý định mang thai tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như bé yêu nhé.

Giỏ hàng (0)