Bà bầu cần phải được tiêm phòng uốn ván vì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao mà nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Nếu trong thời gian đang mang bầu, người mẹ không tiêm phòng uốn ván thì nguy cơ thai phụ bị uốn ván và trẻ sinh ra bị uốn ván rốn rất cao.

Bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai

Uốn ván là một tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh gây ra do vi khuẩn Clostridium tetani có độc tố cực mạnh. Đây là loại vi khuẩn  có mặt ở mọi nơi, đất, cát, nước. Vi khuẩn có khả năng tồn tại mạnh ở môi trường bên ngoài, và khó tiêu diệt ngay cả với nhiệt độ cao và thời gian dài.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván thông qua các vết thương hở gây nên bệnh uốn ván với các triệu chứng của tổn thương thần kinh nặng, gây co cứng cơ ở toàn cơ thể điển hình là các cơn giật. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong do liệt cơ  hấp.

Phụ nữ có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván trong quá trình sinh đẻ nếu chưa có kháng thể gây nên uốn ván tử cung. Trẻ em sinh ra từ bà mẹ chưa có kháng thể uốn ván dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván thông qua vị trí cắt và buộc dây rốn gây nên tình trạng uốn ván rốn.

Uốn ván rốn sơ sinh ra tình trạng vô cùng nguy hiểm do có thể khiến cho trẻ suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tử vong. 

Vì sao bà phụ nữ mang thai cần phải tiêm phòng uốn ván?

Bà bầu cần phải được tiêm phòng uốn ván vì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao mà nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Nếu trong thời gian đang mang bầu, người mẹ không tiêm phòng uốn ván thì nguy cơ thai phụ bị uốn ván và trẻ sinh ra bị uốn ván rốn rất cao.

Nguyên nhân dẫn đến uốn ván ở người mẹ là do trong lúc đẻ bị nhiễm vi trùng uốn ván, và thông qua đường sinh dục thì vi trùng này xâm nhập vào cơ thể khiến người mẹ bị mắc uốn ván tử cung.

Đối với trẻ bị mắc uốn ván rốn là do nơi cắt và buộc rốn không được vệ sinh kỹ càng vì vậy mà bị nhiễm vi khuẩn uốn ván.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu? Hầu hết những phụ nữ mang thai hiện nay chưa được tiêm phòng uốn ván, bởi vậy cơ thể không có sự miễn dịch với loại bệnh này. Còn với trẻ sơ sinh được sinh trong cơ sở có điều kiện yếu kém, không đảm bảo các nguyên tắc vô trùng, và người mẹ trước đó không tiêm phòng uốn ván thì nguy cơ mắc bệnh cao.

Bởi vậy, tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu hay tiêm phòng uốn ván là rất quan trọng đối với người phụ nữ đang mang thai, để không chỉ bảo vệ bà bầu mà còn bảo vệ bé sơ sinh trước căn bệnh này.

Vì sao phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván

Phụ nữ mang thai tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu?

Phụ nữ tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu? Đối với phụ nữ đang tuổi sinh đẻ, chưa tiêm phòng để cơ thể miễn dịch uốn ván thì cần tiêm tổng số lần là 5, sau đó tùy thuộc vào mũi cuối cùng trước thai nghén là bao lâu.

Tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu - thường là mũi thứ nhất cách mũi thứ hai 1 tháng.

Tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu đối với bà bầu hoàn toàn chưa tiêm phòng miễn dịch uốn ván, thì cần tiêm trước sinh khoảng 15 ngày và 2 mũi tiêm cần cách nhau khoảng 1 tháng. Lời khuyên cho bạn là tiêm mũi thứ nhất khi thai đủ 25 tuần tuổi và mũi thứ 2 cách sau đó 1 tháng. Dưới đây là lịch tiêm phòng uốn ván tham khảo cho các lần mang thai của thai phụ.
Lịch tiêm phòng cho thai phụ lần 1:

  • Tiêm mũi thứ nhất khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi.
  • Tiêm mũi thứ hai cách 1 tháng sau đó.

Lịch tiêm phòng đối với thai phụ mang thai lần thứ 2:

  • Đối với thời gian mang thai giữa 2 lần cách nhau dưới 5 năm và trước đó người mẹ đã tiêm phòng đầy đủ 2 mũi uốn ván thì chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất khi thai được 24 tuần tuổi.
  • Đối với trường hợp mà thời gian giữa 2 lần mang thai là trên 5 năm, và trước đó ở lần mang thai thứ nhất mới chỉ tiêm 1 liều. Thì ở lần mang thai này nên tiêm đủ 2 liều như ở lần 1.
  • Đối với những thai phụ nếu như đã tiêm đủ 5 mũi vắc-xin uốn ván thì không cần tiêm nhắc lại, tuy nhiên nếu mũi tiêm thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm bổ sung lại để đảm bảo an toàn.

Phụ nữ mang thai tiêm phòng uốn ván cần chú ý gì?

Không chỉ thắc mắc bà bầu tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu, nhiều người còn chưa rõ nếu như bà bầu không tiêm phòng sẽ như thế nào. Và sau tiêm phòng thì cần chú ý điều gì.

Như bạn đã biết, uốn ván là bệnh nguy hiểm tỷ lệ tử vong là trong khoảng 20 - 40%, đối với thai phụ không tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai thì nguy cơ mẹ và bé sau sinh bị nhiễm bệnh là rất cao.

Sau tiêm phòng uốn ván, thì thai phụ sẽ cảm giác đau ở bắp tay, lúc này cần chú ý chườm đá lạnh để giảm đau. Đây cũng chỉ là tác dụng phụ thông thường xảy ra ở lần tiêm thứ 2 nên các mẹ không cần lo lắng quá nhiều

Các thai phụ không cần quá lo lắng về giá tiêm phòng vắc-xin uốn ván, tùy vào nguồn gốc vắc-xin uốn ván là của Việt Nam hay Pháp mà mức giá sẽ giao động trong mức từ khoảng 35 - 100 nghìn đồng.

Việc tiêm phòng được thực hiện ở những cơ sở y tế chuyên về công tác tiêm chủng như trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế phường, bệnh viện phụ sản. Tuy nhiên, để đảm bảo việc quản lý mũi tiêm cho bạn chính xác thì bạn nên tiêm tại một địa điểm là trạm y tế phường. Vì họ không chỉ giúp bạn quản lý tốt lịch trình tiêm mà còn theo dõi được quá trình tiêm chủng cho bạn và con của bạn.

Mẹ nên tuân thủ kĩ lịch khám thai của bác sĩ, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như phát hiện những bất thường trong quá trình phát triển của bé để có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm thêm các xét nghiệm như giang mai, rubella, viêm gan B,… để chắc chắn rằng lượng kháng thể trong cơ thể vẫn đủ để ngăn ngừa được bệnh. Đối với một số vacxin có hiệu lực ngắn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc tiêm phòng bổ sung để tăng cường miễn dịch. 

Thông thường, vacxin cúm nên được tiêm mỗi năm 1 lần. Vacxin tiêm phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cũng nên được tiêm nhắc lại 1 lần vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, kể cả mẹ đã được tiêm phòng vacxin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi còn nhỏ.

Thai phụ cần chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé.

 

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: sắt, acid folic, canxi, kẽm,.., hạn chế những thực phẩm không có lợi: đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,… cũng như có một chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hi vọng bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề bà bầu tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu, cũng như những điều cần lưu ý khi tiêm phòng uốn ván. Việc chủ động tiêm phòng và phòng ngừa uốn ván sẽ giúp bảo vệ toàn diện người mẹ cũng như đứa bé trước căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp về bệnh, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.

Giỏ hàng (0)