Mụn tuổi dậy thì là vấn đề thường gặp ở cả nam và nữ. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa tạo cảm giác khó chịu, tự ti cho người bị. Vậy mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Làm cách nào để điều trị tình trạng này.

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu mụn ở tuổi dậy thì là gì? 

Đến tuổi dậy thì, cơ thể của cả nam và nữ đều có những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý, giọng nói, hành vi… Một trong những thay đổi phổ biến nhất chính là tình trạng mọc mụn trên da. Mụn dậy thì hay còn gọi là mụn nội tiết được hình thành do nội tiết tố tăng cao, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Từ đó, dễ gây ra tắc nghẽn cổ lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành mụn. Ở nữ giới, nội tiết tố hoạt động mạnh hơn nên thường bị tình trạng mụn nặng hơn so với nam giới.

Mụn tuổi dậy thì hình thành do những thay đổi về hormone và nội tiết

Mụn tuổi dậy thì thường bắt đầu từ lúc 13 tuổi, sớm nhất là 8 tuổi. Chúng cũng xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau như mặt, ở lưng, ngực hoặc tất cả các vùng trên. Ngoài ra, có thể có hoặc không kèm theo tình trạng viêm nang lông ở tay chân.

Các loại mụn thường xuất hiện trong giai đoạn này có thể kể đến là: Mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm, mụn đầu đinh nhọt hay đinh râu, mụn bọc. 

Xem thêm : Quá trình mụn đẩy ra khỏi da diễn gia như thế nào?

Nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Bên cạnh nguyên nhân từ việc thay đổi hormone, nội tiết trong cơ thể thì mụn tuổi dậy thì còn có thể hình thành do một số nguyên nhân như:

  • Vệ sinh da không đúng cách: Vùng da nếu không được vệ sinh thường xuyên, giữ thông thoáng khiến bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết đọng lại trên da, dễ gây ra tình trạng mụn.
  • Chế độ ăn uống: Thường xuyên sử dụng các thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ đỡ, những món ngọt cũng làm tăng nguy cơ gây mụn.
  • Thói quen sinh hoạt: Thức khuya, dậy muộn, thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử hay căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì.
  • “Cư xử” với mụn không đúng cách: Thường xuyên dùng tay nặn mụn, sờ, cạy, chạm vào nốt mụn hay vào mặt sẽ dễ khiến vi khuẩn sinh sôi gây ra mụn nhiều hơn.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và xuất hiện những nốt mụn trên da, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc liệu mụn dậy thì kéo dài bao lâu? Sau tuổi dậy thì nó có tự hết không? Đây là tâm lý chung của rất nhiều người trong giai đoạn này.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bạn trong độ tuổi này

Thông thường, mụn tuổi dậy thì sẽ dần biến mất sau 18 tuổi. Lúc này, lượng hormone trong cơ thể dần cân bằng, không còn tồn tại nguyên nhân chính gây ra mụn. Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định chắc chắn. Có người khi qua tuổi dậy thì sẽ tự động hết mụn mà không cần điều trị. Có người lại bị tình trạng mụn kéo dài, thậm chí là trở nặng cho đến tận tuổi mãn kinh. Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 30% người bị mụn dậy thì không không hết hẳn, thậm chí nặng thêm.

Không ai chắc chắn được mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, cách chăm sóc da tuổi dâỵ thì và các tác động từ bên ngoài như môi trường, mỹ phẩm.

Một số sai lầm khi chăm sóc da mụn tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì nếu không được hướng dẫn chăm sóc da mụn đúng cách thường dễ khiến tình trạng mụn nặng thêm. Do đó, trong quá trình chăm sóc da mụn tuổi dậy thì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chăm sóc da đúng cách giúp giảm tình trạng mụn hiệu quả hơn
  • Không tự ý sử dụng dược mỹ phẩm mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc không có hướng dẫn sử dụng.
  • Nên chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không phải cứ sản phẩm đắt tiền đều sẽ tốt. Đặc biệt chú ý tránh các sản phẩm có corticoid, kem trộn.
  • Lưu ý trong quá trình làm sạch, dưỡng da cần tiến hành đúng, đủ. Việc rửa mặt quá nhiều, không tẩy trang, không dùng kem dưỡng và kem chống nắng… có thể tác động gây hình thành mụn.
  • Tự ý nặn mụn, thường xuyên dùng tay sờ, cạy, chạm vào nốt mụn hoặc da mặt.
  • Lạm dụng kháng sinh.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, thức khuya, dậy muộn.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

Mụn là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính chứ không phải chỉ ở tuổi dậy thì. Do đó, bất kỳ ai cũng cần trang bị đúng các kiến thức và kỹ năng chăm sóc da mụn để không làm tình trạng này trở nặng hơn. Mụn dậy thì kéo dài bao lâu là câu hỏi không thể trả lời một cách chính xác. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trên hết là cách chăm sóc da của chính bạn. Do đó, đừng quên chăm sóc và bảo vệ làn da thật kỹ để sớm đẩy lùi tình trạng này.

Giỏ hàng (0)