Suy thận mãn tính là hội chứng chức năng thận bị giảm dần, không hồi phục và ngày càng nặng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những biến chứng của suy thận mãn tính.

Bệnh thận mãn là gì

Bệnh thận mạn tính hay bệnh thận mãn tính là tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm. 

Bệnh suy thận mãn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận. Những bệnh mạn tính tạo thành nguyên nhân chính gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần 38 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh không truyền nhiễm.

Suy thận mãn có mấy giai đoạn?

Bệnh suy thận mạn sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn theo mức độ nặng dần. Theo đó, suy thận mạn giai đoạn 5 là trầm trọng nhất và thường có chỉ định phải thay thế thận để duy trì sự sống.

Dấu hiệu triệu chứng của suy thận mãn

Bệnh thận mãn tính rất nguy hiểm bởi khi ở giai đoạn đầu bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng, các dấu hiệu cảnh báo chỉ xuất hiện khi thận đã bị tổn thương thận nặng nề.

Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn thường gặp là:

- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu tương ứng với độ nặng của bệnh. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, giảm các hoạt động thường ngày.

- Tăng huyết áp: là triệu chứng hay gặp nhất. Tăng huyết áp lâu ngày, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch,..

- Triệu chứng về tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn giai đoạn sau có thể ỉa chảy, loét miệng, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa

- Giảm lượng nước tiểu, đi tiểu thường xuyên về đêm và nước tiểu đậm

- Triệu chứng thần kinh-cơ: chuột rút, cảm giác dị cảm, kiến bò, bỏng rát ở chân.

- Quá tải thể tích chất lỏng có thể từ nhẹ phù nề đến đe dọa tính mạng phù phổi.

- Đau ngực, nếu chất lỏng tích tụ xung quanh lớp lót của tim

- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi.

Suy thận mạn, trái ngược với suy thận cấp, là một loại bệnh tiến triển chậm và dần dần. Phát hiện sớm có thể ngăn ngừa được bệnh. 

Triệu chứng suy thận mạn tính diễn tiến qua 5 giai đoạn như sau:

Suy thận mạn giai đoạn 1 và 2: Bệnh chỉ biểu hiện nhẹ, các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng như tiểu đêm nhiều lần, chán ăn, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức hai bên thắt lưng. Ở giai đoạn suy thận mạn giai đoạn 1 và 2 bệnh rất khó phát hiện nên người bệnh thường không biết mình đã bị suy thận. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và có phương án điều trị đúng đắn cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sống chung với bệnh cũng như trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh là hoàn toàn có thể.

Suy thận mạn giai đoạn 3: Suy thận độ 3 khiến thận không còn hoạt động tốt như bình thường. Thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức từ 30 – 59 mL/phút/1,73m2. Nhiều người mắc bệnh suy thận độ 3 mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Những người khác biểu hiện triệu chứng như sưng ở tay và chân, đau lung, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Suy thận mạn giai đoạn 4: Tiến triển bệnh đã nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 20 ml/phút, creatinin máu tăng trên 300 μmol/l . Các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ ràng bao gồm: tiểu đêm nhiều, buồn nôn, chán ăn, xuất huyết đường tiêu hóa, gò gò xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, phù nề tay chân, ngứa toàn thân. Nặng hơn có thể gây khó thở, co giật, hôn mê. Giai đoạn này người bệnh cần phải sử dụng phương pháp chạy thận để giúp thận loại bỏ các chất độc trong máu.

Suy thận mạn giai đoạn cuối: Lúc này thận bị hư tổn rất nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút. Các biểu hiện lâm sàng của thận về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, da và máu xuất hiện nhiều. Khi xuất hiện các triệu chứng suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối này, bắt buộc người bệnh phải chạy thận nhân tạo và ghép thận để kéo dài sự sống.

Nguyên nhân gây suy thận mãn tính

Bệnh suy thận mãn tính có nguyên nhân bắt đầu từ các bệnh lí có tại thận:

  • Viêm cầu thận sau
  • Bệnh thận do xơ cứng bì
  • Bệnh ống – kẽ thận mãn tính

Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể bắt đầu từ các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout…

Biến chứng của bệnh suy thận mãn tính

3. Biến chứng của bệnh suy thận mãn tính 

Biến chứng tim mạch chiếm khoảng 50 – 80% số biến chứng của suy thận mãn tính mà người bệnh gặp phải. Có thể liệt kê ra một số biến chứng thường gặp phải ở người bệnh như:

  • Tăng huyết áp:

Trường hợp này gặp khoảng 80% số bệnh nhân suy thận mãn tính có tăng huyết áp đồng thời làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tăng tỉ lệ tử vong.

  • Viêm màng ngoài tim khô

Ure máu cao dẫn tới viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch xuất hiện ở bệnh nhân đang bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân sẽ có biểu hiện lâm sàng giống với viêm màng ngoài tim do nguyên nhân khác nhưng có đặc điểm khác là hay bị tràn máu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thận
  • Bệnh cơ tim do ure máu cao (bệnh cơ tim nhiễm độc), phì đại thất trái:

Biến chứng này rất thường gặp trong suy thận mạn tính với tỉ lệ 40%, ở bệnh nhân lọc máu chu kì ặp tới 60 – 80% là một trong những biến chứng của bệnh suy thận mãn tính.

  • Bệnh mạch vành:

Các biểu hiện của bệnh mạch vành ở bệnh nhân suy thận mãn tính thường không rõ ràng, có thể xảy ra ở bệnh nhân không hẹp động mạch vành, nhất là những bệnh nhân phì đại thất trái rõ.

  • Bệnh van tim:

Nguyên nhân chủ yếu do vôi hóa van và tổ chức dưới van, ngoài ra giãn các buồng tim cũng gây bệnh lí van tim. Tổn thương van chủ yếu là hở, ít khi gây hẹp van. Thường gặp hơn cả là vôi hóa van hai lá, tiếp đến là vôi hóa van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, có thể kể đến các biến chứng của suy thận mãn tính nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn, tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa… Vì thế, người bệnh cần có ý thức phòng và điều trị sớm để đẩy lùi căn bệnh này, tránh khỏi những nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng.

Qua bài viết có thể thấy những biến chứng của suy thận mãn tính gây ra rất nhiều chứng bệnh nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong. Do đó, người bị suy thận cần được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ sống khoa học để bệnh không tiến triển nhanh.

Giỏ hàng (0)