Có thể bạn không biết, nhưng thông qua màu sắc và những thành phần có trong nước tiểu có thể phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Sỏi thận gây tiểu ra máu sẽ khiến nước tiểu có màu hồng hoặc thậm chí đỏ.

Sỏi thận là những tinh thể rắn, tạo nên từ khoáng chất và muối có trong nước tiểu, lâu ngày kết lại. Sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như đài thận, bể thận hoặc bị mắc lại ở điểm nối giữa thận và niệu quản. Sỏi thận rất đa dạng về thành phần, hình dạng, kích thước, gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Khi mới hình thành, sỏi thận có kích thước khá nhỏ, chúng thường tự đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, khi sỏi đã lớn, chúng rất cứng, có cạnh sắc nhọn, khi di chuyển theo dòng chảy nước tiểu sẽ cọ xát vào niêm mạc tiết niệu và gây tổn thương, chảy máu. Ngoài ra, nếu sỏi thận rơi xuống các vị trí hiểm hóc trong niệu quản, niệu đạo có thể gây chảy máu toàn thể. Đây chính là lý do người bệnh sỏi thận đi tiểu ra máu, kèm theo đau lưng tiểu buốt, tiểu rắt,…

Tiểu ra máu khi bị sỏi thận - cẩn thận với triệu chứng này

Sỏi thận gây tiểu ra máu là như thế nào - làm sao để nhận biết?

Có thể bạn không biết, nhưng thông qua màu sắc và những thành phần có trong nước tiểu có thể phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Sỏi thận gây tiểu ra máu sẽ khiến nước tiểu có màu hồng hoặc thậm chí đỏ.

Tình trạng đi tiểu ra máu do sỏi thận nếu có biện pháp cải thiện từ sớm sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng tiết niệu kèm theo tình trạng mất máu, thiếu máu nếu tiểu ra máu toàn phần. Khi viên sỏi di chuyển, cọ xát sẽ làm tổn thương niêm mạc thận và niệu quản, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển gây viêm.

Tình trạng sỏi thận gây tiểu ra máu cũng được chia thành 2 dạng:

  • Dạng toàn phần/ đại thể: đây là dạng có thể nhận thấy bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy trong nước tiểu của mình có màu đỏ hoặc xuất hiện những cục máu đông.
  • Dạng ti thể: Đây là trường hợp khó nhìn thấy bằng mắt thường, màu sắc nước tiểu không thay đổi rõ ràng. Chỉ phát hiện được các tế bào máu có trong nước tiểu khi quan sát bằng kính hiển vi.

Cách phân biệt chẩn đoán tình trạng đi tiểu ra máu do sỏi thận

Để nhận biết được tình trạng đi tiểu ra máu có phải do sỏi thận hay không, cần căn  cứ vào các triệu chứng mắc kèm và thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện những xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng,…

Một số triệu chứng sỏi thận dễ nhận biết bao gồm:

+ Đau lưng, mạn sườn: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Cơn đau thường dữ dội theo từng cơn, xuất phát từ vùng mạn sườn thắt lưng, sau đó lan xuống vùng bụng, hông và bộ phận sinh dục ngoài. Trong trường hợp viên sỏi nằm ở bể thận sẽ gây đau âm ỉ.

Bệnh sỏi thận còn khiến người mắc bị đau thắt lưng, mạn sườn

+ Tiểu rắt: Viên sỏi gây kích thích bàng quang, làm tăng tần suất đi tiểu trong ngày.

+ Gây đau buốt khi đi tiểu.

+ Nước tiểu đục, có màu sắc khác thường, mùi khó chịu,…

+ Buồn nôn, sốt cao, ớn lạnh: Mặc dù ít gặp nhưng là biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân sỏi thận gây tiểu ra máu là do đâu?

Sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như bể thận, đài thận, hoặc ở niệu quản - điểm nối của thận. Sỏi thận được chia ra nhiều loại và ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người bệnh. Sỏi thận gây tiểu ra máu thường gặp ở những đối tượng có sỏi kích thước lớn, cứng và có cạnh sắc nhọn.

Sỏi thận gây tiểu ra máu khi những tinh thể sỏi này theo dòng nước tiểu cọ xát vào niêm mạc tiết niệu. Sau đó gây tổn thương và làm chảy máu trong niêm mạc, nghiêm trọng hơn khi sỏi thận rơi vào những vị trí hiểm như niệu đạo, niệu quản thì sẽ dẫn đến chảy máu toàn thể. Không chỉ gây chảy máu, sỏi thận còn khiến người bệnh bị đau lưng, gặp các vấn đề về tiểu tiện như tiểu buốt hay tiểu rắt.

Bên cạnh sỏi thận thì một số nguyên nhân dưới đây cũng khiến bạn tiểu tiện ra máu:

  • Bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm máu xuất hiện trong nước tiểu. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, làm các cơ quan này bị viêm, sưng phù và xuất huyết. Viêm tiết niệu dưới kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng là viêm bể thận.
  • Viêm cầu thận sẽ làm người bệnh rơi vào tình trạng tiểu ra máu dạng ti thể. Các mao mạch nhỏ trong thận bị vi khuẩn làm tổn thương nên dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.
  • Tiểu ra máu cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư thận, bàng quang hay ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài sỏi thận thì tiểu ra máu còn là triệu chứng của nhiều bệnh khác.
  • Mắc các bệnh di truyền như bệnh đa nang, thiếu hồng cầu máu lưỡi liềm cũng là nguyên nhân khiến bạn tiểu ra máu.
  • Những va chạm mạnh làm vùng lưng, bụng bị chấn thương có thể khiến thận bị tổn thương từ đó gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu.
  • Tiểu ra máu cũng là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc chống đông máu.
  • Hoạt động thể chất quá mức cũng sẽ gây mất nước, gây vỡ tế bào hồng cầu khiến trong nước tiểu xuất hiện máu.

Vì vậy, sỏi thận gây tiểu ra máu không phải là nguyên nhân duy nhất. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân máu xuất hiện trong nước tiểu. Từ đó, sẽ điều trị bệnh được hiệu quả và tận gốc hơn.

Sỏi thận gây tiểu ra máu nguy hiểm như thế nào?

Nếu được can thiệp điều trị sớm thì sỏi thận gây tiểu ra máu sẽ không dẫn đến hậu quả nào nghiêm trọng. Nhưng nếu người bệnh lơ là trong điều trị, để tình trạng bệnh kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến chức năng tiết niệu mà còn kéo theo nhiều tình trạng nguy hiểm khác như:

  • Mất máu, thiếu máu nếu như tiểu ra máu thường xuyên.
  • Niêm mạc thận bị tổn thương do sự cọ xát của sỏi vào niêm mạc.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên bệnh viêm tiết niệu.

Điều trị sỏi thận gây tiểu ra máu như thế nào cho hiệu quả?

Để chấm dứt tình trạng sỏi thận tiểu ra máu, thì cách tốt nhất là bạn phải triệt tiêu được sỏi. Để làm triệt tiêu sỏi thì có rất nhiều cách, tùy vào mức độ và kích thước sỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn những cách thức điều trị khác nhau.

  • Với trường hợp sỏi của bạn nhỏ, tình trạng bệnh còn kiểm soát được thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc trị sỏi thận từ Đông Y để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Trong trường hợp sỏi lớn, tình trạng bệnh nghiêm trọng thì bạn cần phải được phẫu thuật để lấy sỏi ra.
Điều trị sỏi thận là cách duy nhất để chấm dứt tình trạng sỏi thận gây tiểu ra máu.

Ngoài ra, để phòng sỏi thận gây tiểu ra máu, bạn cần phải chú ý một số lưu ý sau đây.

  • Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Đi tiểu khi cơ thể báo hiệu, không được nhịn tiểu gây ứ đọng bàng quang gây ra sỏi.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay đồ lót hàng ngày.
  • Chú ý ăn uống đầy đủ chất để cơ thể có sức đề kháng khỏe mạnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống để có thể phục hồi nhanh chóng, cụ thể như sau:

– Uống nhiều nước: Tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày. Chú ý bổ sung thêm nước nếu làm việc trong môi trường nóng bức, bị mất nước, ra nhiều mồ hôi.

Uống nhiều nước giúp tăng lượng nước tiểu từ đó đào thải viên sỏi dễ dàng hơn

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều citrate tự nhiên (chất chống kết tinh sỏi) như cam, chanh, bưởi,…

– Cân đối 2 nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat trong các bữa ăn. Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalat (rau bina, khoai lang, khoai tây, sô cô la,…). Bên cạnh đó, cũng không nên kiêng hoàn toàn thực phẩm giàu canxi (hải sản, trứng, sữa, phô mai,…).

– Không ăn mặn: Mỗi ngày, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối (tương đương 2,3g muối/ngày).

– Cắt giảm lượng đạm động vật, hạn chế các loại thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật,… Không ăn nhiều hơn 150g thịt các loại.

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, đường hóa học.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị sỏi thận

– Tránh các chất kích thích như đồ uống có cồn (rượu, bia), cà phê, thuốc lá,…

– Tăng cường vận động thể thao hàng ngày như: Đi bộ, đạp xe, bóng bàn, cầu lông,…

– Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu thừa cân.

Điều trị bằng thuốc tây

Tùy theo tính chất và triệu chứng sỏi thận mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu, thuốc điều chỉnh nồng độ khoáng chất trong nước tiểu, kháng sinh, chống viêm,… để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và nhanh tống sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng dài ngày các nhóm thuốc trên có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các loại thuốc.

Điều trị bằng đông y

Từ lâu, trong đông y đã sử dụng các thảo dược quý như: Râu mèo, mã đề, dành dành,… để chữa sỏi thận. Các chuyên gia cho rằng, chữa sỏi thận bằng thảo dược mặc dù không mang lại tác dụng ngay tức thời nhưng lại rất an toàn và duy trì hiệu quả lâu dài, tránh tái phát.

Chính vì ưu điểm này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những tinh hoa y học cổ truyền và bào chế dưới dạng viên nang tiện dùng nhằm hỗ trợ cho việc cải thiện sỏi thận được tiện lợi hơn. Sự ra đời của sản phẩm chính là lựa chọn tối ưu dành cho những ai có vấn đề về thận. Sản phẩm có thành phần chính từ cây dành dành.

Sản phẩm chứa thành phần chính từ cây dành dành giúp cải thiện sỏi thận hiệu quả

Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của dành dành trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, râu mèo, hoàng kỳ, linh chi đỏ, mã đề,… đem đến tác dụng: 

+ Lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.

+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.

+ Cải thiện chức năng thận.

+ Hỗ trợ bào mòn sỏi thận, làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.

+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp: 

+ Cải thiện các triệu chứng khi bị suy thận như: Mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…

+ Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như: Đái tháo đường, tăng huyết áp,…

+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.

+ Làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.

Sỏi thận gây tiểu ra máu, bạn không được chủ quan trước triệu chứng này, vì hậu quả nó gây ra là vô cùng khó lường. Khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bạn bị tiểu ra máu, xin vui lòng đến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nguyên nhân. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị - tránh để tình trạng bệnh tồi tệ thêm.

Giỏ hàng (0)