Bệnh này do vi khuẩn thuộc loại ký sinh trùng gây ra. Chúng ta dễ dàng nhiễm phải chúng nếu vệ sinh cá nhân kém. Bệnh còn dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp vùng mắt, mũi, cổ họng người bệnh. Thậm chí côn trùng ruồi nhặng cũng có thể trở thành trợ thủ đắc lực lây lan căn bệnh này.

Vậy làm cách nào nhận biết mình có mắc phải căn bệnh này hay không? Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà đau mắt hột biểu hiện khác nhau. Bạn chỉ cần chú ý cảm giác của đôi mắt. Nếu thường xuyên thấy vướng cộm mắt như có bụi, chỉ muốn dụi mắt thôi thì nên đi khám rồi. Mắt lúc này cũng sẽ hay mệt mỏi và đau nhẹ khi làm việc, đọc sách nhiều, nhất là vào buổi xế chiều.

Triệu chứng đau mắt hột

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt như:

Triệu chứng cơ năng:

  • Ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt
  • Đổ ghèn có chứa chất nhầy hoặc mủ
  • Mí mắt sưng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau mắt

Triệu chứng thực thể:

  • Thẩm lậu kết mạc: Hiện tượng thâm nhập tế bào viêm, chủ yếu tế bào lympho.
  • Nhú gai, hột: Hột thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, kích thước không đều, từ 0,5 – 1mm.
  • Màng máu giác mạc: Hột đặc hiệu, bệnh mắt hột giác mạc, màng máu khu trú lớp nông, phần trên giác mạc. Màng máu do thâm nhiễm giác mạc hột và tân mạch.
  • Sẹo và lõm hột trên giác mạc. (Sẹo kết mạc là đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo).
  • Nhú gai: Khối đa giác có ranh giới rõ, giữa khối nhú có một chùm mao mạch

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Có năm giai đoạn trong sự phát triển của bệnh đau mắt hột:

  • Viêm – nang. Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu – có thể xuất hiện trên bề mặt bên trong của mí mắt.
  • Viêm – cường độ cao. Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng.
  • Sẹo mí mắt. Nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng.
  • Lông mi mọc ngược (trichiasis). Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.
  • Đục giác mạc: Giác mạc trở nên bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, thường được nhìn thấy dưới mí trên. Viêm liên tục với gãi dẫn đến đục giác mạc. Nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến sự phát triển loét trên giác mạc và cuối cùng là mù một phần hoặc hoàn toàn.

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột bao gồm:

  • Điều kiện sống thấp. Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển
  • Điều kiện sống đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn
  • Tuổi tác. Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.
  • Điều kiện vệ sinh kém. Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Những cách chữa mẹo đau mắt hột ít ai biết

Áp dụng cách chữa mẹo đau mắt hột với các loại rau củ

  • Diếp cá: Dễ trồng ngay trong vườn hay tìm mua được tại các khu chợ, đó là rau diếp cá. Vì vậy bạn hãy tận dụng loại rau này sắc một nắm uống mỗi ngày. Hay giã nhỏ rau và quấn vào gạc để đắp lên mắt cũng rất hữu hiệu mỗi tối, trong 3 ngày liên tiếp. Chỉ đơn giản như vậy là bạn đã thực hiện xong một cách chữa mẹo đau mắt hột giúp cho đôi mắt giảm bớt đi đau đớn, khó chịu.
  • Rau mùi: Dùng rau mùi phơi khô, đun nước, bỏ lá và uống nước để nguội cũng là một cách chữa mẹo đau mắt hột rất hay. Hỗn hợp này cũng có thể dùng để rửa mắt để giảm đau và sưng nhanh hơn.
  • Hạt cây thì là: cách chữa đau mắt hột dân gian này cũng  thực hiện bằng cách đun sôi hạt thì là với nước và để nguội. Hãy rửa mặt với nước này thường xuyên (ngày 2 lần) sẽ giảm đau ở mắt, tiêu sưng nhanh hơn.
  • Khoai tây: Quá lợi hại nếu tận dụng khoai tây như một cách chữa mẹo đau mắt hột hiệu quả. Bạn hãy cắt lát khoai tây và đắp lên mắt bị đau trong 3 ngày liên tục để giảm đau hiệu quả. 
Khoai tây là cách chữa mẹo đau mắt hột rất hiệu quả.

 

Cách chữa mẹo đau mắt hột với các thực phẩm dễ tìm

  • Thật bất ngờ khi biết túi lọc trà cũng là một trong những cách chữa mẹo đau mắt hột. Chúng có thể đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn, giảm ngứa ngáy cho đôi mắt. Bạn hãy dùng túi lọc trà gừng hay hoa cúc để đắp lên mắt, không chỉ diệt khuẩn giúp bạn, mà còn giảm sưng đau tuyệt vời.
  • Mật ong cùng với sữa cũng sẽ giúp bạn xoa dịu đôi mắt hột bị đau. Hãy trộn đều hỗn hợp 2 nguyên liệu này theo tỉ lệ 1:1 và xoa quanh vùng mắt. Hay dùng vải sạch thấm đều hỗn hợp này để đắp lên đôi mắt đau, sau đó rửa lại với nước sạch, bạn dễ dàng cảm nhận đôi mắt đã thoải mái hơn.

Cách chữa mẹo đau mắt hột an toàn cho trẻ em

  • Lau rửa mắt thường xuyên cho trẻ là điều mà ba mẹ cần làm ít nhất 2 lần trong ngày. Phụ huynh nên dùng bông sạch để lau và vứt luôn chứ không được dùng lại. Còn nếu dùng khăn thì phải đảm bảo được giặt sạch, hay luộc qua nước sôi để tiêu diệt mọi vi khuẩn.
  • Có thể dùng thêm nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo sẽ rất tốt cho trẻ với đôi mắt đau cộm khó chịu này.
  • Ba mẹ cần chú ý cho con đeo kính để tránh bụi bẩn tác động đến đôi mắt đang nhạy cảm. Viêm nhiễm sẽ không có cơ hội trở nặng thêm. Kính dành cho trẻ cũng cần chú trọng chất lượng an toàn.
  • Nếu bé chỉ đau một bên mắt, ba mẹ hãy nhắc nhở bé không nên dụi mắt, tránh được trường hợp đau mắt hột lây lan sang cả mắt bên kia. Trước khi nhỏ mắt hay vệ sinh mắt cho con, ba mẹ cũng cần rửa tay diệt khuẩn kĩ càng.
  • Nếu trẻ đang đi học và ba mẹ nghi ngờ đây là nơi lây lan bệnh đau mắt hột thì có thể cho trẻ nghỉ học một thời gian nhất định.

Phòng bệnh đau mắt hột dễ không?

Thật ra, căn bệnh này có thể phòng được khi bạn chú trọng vệ sinh cá nhân và sinh hoạt. Vì vậy để không phải áp dụng các cách chữa mẹo đau mắt hột trên đây, hãy thực hiện các biện pháp phòng chống đau mắt hột hơn là cách chữa bệnh nhé.

  • Không nên tắm ao hồ, đầm lầy. Chỉ rửa mặt với nước sạch.
  • Khăn mặt, chậu rửa mặt cũng không được dùng chung.
  • Thường xuyên giặt khăn và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nhắc nhở con trẻ giữ gìn tay chân sạch sẽ và không nên dụi mắt.
  • Khu vệ sinh, đường phố cũng cần được dọn vệ sinh sạch sẽ thường xuyên
  • Dùng nước muối 0,9% vệ sinh mắt sau khi đi chơi, đi du lịch nhất là với trẻ em.
  • Khi có dịch đau mắt hột cần tránh đi bơi ở bể bơi công cộng.
  • Tăng cường sức đề kháng với vitamin C.
Vệ sinh mắt là cách phòng và điều trị đau mắt hột tốt nhất.

Với những phương pháp nhằm phòng và chữa bệnh đau mắt hột trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn và gia đình duy trì được đôi mắt khỏe đẹp. Ngoài ra, bệnh đau mắt hột có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, nên bệnh nhân cũng cần điều trị nghiêm túc theo phác đồ của bác sĩ. Các cách chữa mẹo trên đây chỉ có thể áp dụng trong trường hợp bệnh đau mắt hột còn nhẹ.

Sản phẩm liên quan
Giỏ hàng (0)