Toujeo 300 bút tiêm

Tình trạng: Hết hàng 0 bình luận
560,000 đ / Hộp
Hộp 5 cây
Mô tả ngắn:
  • Công dụng: Điều trị đái tháo đường ở người lớn.
  • Thành phần chính: Insulin
  • Đối tượng sử dụng: Người lớn
  • Thương hiệu: Sanofi (Pháp) 
  • Nhà sản xuất: Sanofi
  • Nơi sản xuất: Đức
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Cách đóng gói: Hộp 5 cây
  • Thuốc cần kê toa: Có
  • Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Số đăng kí: QLSP-1113-18
Nhà thuốc Minh Thủy cam kết

Đổi trả trong 30 ngày

kể từ ngày mua hàng

Miễn phí 100%

đổi thuốc

Miễn phí vận chuyển

theo chính sách giao hàng

Thành phần

Hoạt chất: insulin glargine 450 đơn vị/1,5 ml.

Tá dược: Clorua kẽm, Metacresol, glycerol, Acid hydrochloric (để điều chỉnh pH), natri hydroxyd (để điều chỉnh pH), nước pha tiêm.

Công dụng (Chỉ định)

Toujeo được dùng đề điều trị đái tháo đường ở người lớn.

Cách dùng - Liều dùng

Luôn luôn dùng thuốc này đúng như lời bác sỹ đã dặn. Hãy hỏi lại bác sỹ, dược sỹ hoặc y tá nếu bạn không biết chắc.

Mặc dù Toujeo chứa cùng một hoạt chất như insulin glargine 100 đơn vị/ml, nhưng hai thuốc này không thể thay thế lẫn nhau. Việc chuyển từ liệu pháp insulin này sang liệu pháp insulin khác đòi hỏi phải có ý kiến bác sỹ, sự giám sát y khoa và theo dõi đường huyết. Xin hỏi bác sỹ để biết thêm thông tin.

Liều dùng:

Bút tiêm nạp sẵn Toujeo SoloStar có thể tiêm được liều từ 1 đến 80 đơn vị trong mỗi lần tiêm, điều chỉnh từng nấc 1 đơn vị. Cửa sổ chỉ liều trên bút tiêm SoloStar cho thấy số đơn vị Toujeo được tiêm. Không cần tính lại liều lượng.

Dựa vào lối sống, kết quả xét nghiệm đường huyết và việc sử dụng insulin trước đây của bạn, bác sỹ sẽ cho biết:

- Bạn cần dùng bao nhiêu Toujeo mỗi ngày và vào giờ nào.

- Khi nào bạn cần kiểm tra đường huyết, và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không.

- Khi nào bạn cần tiêm liều cao hơn hoặc thấp hơn.

Toujeo là insulin tác động dài. Bác sỹ có thể sẽ cho dùng thuốc này kèm với một insulin tác động ngắn, hoặc với các thuốc chống đái tháo đường khác.

Nếu bạn dùng nhiều hơn một loại insulin, luôn luôn phải bảo đảm dùng đúng loại insulin bằng cách kiểm tra nhãn insulin trước mỗi lần tiêm. Nếu không biết chắc, hãy hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn. Bạn cần biết những yếu tố này để có thể phản ứng đúng đắn với những thay đổi của mức đường huyết và đề phòng đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

Giờ tiêm thuốc linh hoạt:

- Tiêm Toujeo mỗi ngày một lần tốt nhất vào cùng một giờ mỗi ngày.

- Khi cần, có thể tiêm trong vòng 3 giờ trước hoặc sau giờ tiêm thuốc thường lệ.

Sử dụng trên bệnh nhân cao tuổi (65 tuổi trở lên):

Nếu là người ≥ 65 tuổi, hãy nói cho bác sỹ biết vì có thể bạn cần dùng liều thấp hơn.

Nếu có bệnh gan hoặc bệnh thận:

Nếu bạn có bệnh gan hoặc bệnh thận, hãy nói cho bác sỹ biết vì có thể bạn cần dùng liều thấp hơn.

Trước khi tiêm Toujeo:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong tờ hướng dẫn.

- Nếu không tuân thủ tất cả những hướng dẫn này, bạn có thể tiêm quá nhiều hoặc quá ít insulin.

Cách dùng:

- Toujeo được tiêm dưới da.

- Tiêm vào mặt trước đùi, cánh tay, hoặc trước bụng.

- Mỗi ngày nên thay đổi vị trí tiêm trong vùng tiêm đã chọn. Làm vậy sẽ giảm nguy cơ teo da hoặc dày da (xem thêm thông tin ở mục “Tác dụng không mong muốn”).

Để đề phòng khả năng lây bệnh, không bao giờ dùng bút tiêm insulin cho nhiều hơn một người, ngay cả khi đã thay kim.

Luôn luôn phải gắn một kim mới vô khuẩn trước mỗi lần tiêm. Đừng bao giờ dùng lại kim tiêm. Dùng lại kim tiêm làm tăng nguy cơ nghẹt kim và vì thế có thể gây non liều hoặc quá liều insulin.

Kim đã sử dụng phải được thải bỏ trong thùng chứa vật sắc nhọn hoặc theo sự chỉ dẫn của dược sỹ hay qui định của địa phương.

Không được dùng Toujeo:

- Không được tiêm vào tĩnh mạch, vì sẽ làm thay đổi tác động của thuốc và làm đương huyết giảm quá thấp.

- Không dùng trong bơm insulin truyền tĩnh mạch.

- Không dùng nếu thuốc có các hạt lợn cợn. Dung dịch tthuốc phải trong, không màu và giống như nước.

Không được dùng bơm tiêm để lấy Toujeo từ bút tiêm SoloStar, nếu không, có thể gây quá liều nặng.

Không dùng nếu bút tiêm SoloStar bị hỏng, không được bảo quản đúng cách, nếu bạn không biết nó có hoạt động bình thường không hoặc bạn nhận thấy việc kiểm soát đường huyết trở nên xấu hơn ngoài dự kiến.

- Vứt bỏ bút tiêm này và dùng một bút tiêm mới.

- Hãy nói chuyện với bác sỹ, dược sỹ hoặc y tá nếu bạn gặp trục trặc với bút tiêm.

Nếu quên dùng Toujeo:

Khi cần, có thể tiêm Toujeo trong vòng 3 giờ trước hoặc sau giờ tiêm thuốc thường lệ.

Nếu bỏ sót một liều Toujeo hoặc không tiêm đủ liều insulin, mức đường huyết có thể tăng khá cao (tăng đường huyết). Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên.

- Không được tiêm liều gấp đôi đề bù vào liều quên dùng.

- Kiểm tra đường huyết và tiêm liều kế tiếp vào giờ thường lệ.

Nếu ngưng dùng Toujeo:

Không được ngưng dùng thuốc này mà không nói cho bác sỹ biết. Nếu tùy tiện ngưng dùng, đường huyết có thể tăng rất cao và gây tích tụ axít trong máu (nhiễm toan ceton).

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về việc sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sỹ, dược sỹ hoặc y tá.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Không được dùng Toujeo: Nếu bạn dị ứng với insulin glargine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Toujeo không phải là insulin được chọn để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Thay vào đó, trong những trường hợp này khuyến cáo nên tiêm tĩnh mạch insulin thường (regular).

Trường hợp không đủ kiểm soát đường huyết, hoặc bệnh nhân có khuynh hướng có các cơn tăng hoặc hạ đường huyết, cần xem xét lại sự tuân trị của bệnh nhân, các vị trí tiêm, kỹ thuật tiêm phù hợp và tất cả các yếu tố liên quan khác trước khi xem xét đến việc điều chỉnh liều.

Hạ đường huyết:

Thời gian xuất hiện hạ đường huyết phụ thuộc vào hồ sơ tác động của insulin được sử dụng và do đó có thể thay đổi khi phác đồ điều trị thay đổi.

Cần thận trọng đặc biệt và tăng cường theo dõi đường huyết ở những bệnh nhân mà cơn hạ đường huyết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng trên lâm sàng, ví dụ những bệnh nhân có hẹp đáng kể động mạch vành hoặc các mạch máu nuôi não (nguy cơ biến chứng tim mạch hoặc biến chứng ở não do hạ đường huyết), cũng như ở bệnh nhân có bệnh võng mạc tăng sinh, đặc biệt nếu không điều trị bằng ngưng kết quang học (nguy cơ mù tạm thời theo sau hạ đường huyết).

Bệnh nhân cần ý thức được các tình huống mà triệu chứng cảnh báo về hạ đường huyết giảm đi. Các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết có thể thay đổi, ít rõ rệt hơn hoặc vắng hẳn ở một số nhóm nguy cơ nhất định. Các tình huổng này bao gồm những bệnh nhân:

- Có kiểm soát đường huyết cải thiện rõ rệt.

- Có hạ đường huyết tăng dần.

- Lớn tuổi.

- Sau khi chuyển đổi từ insulin động vật sang insulin người.

- Có bệnh thần kinh tự chủ.

- Có tiền sử đái tháo đường lâu dài.

- Đang bị bệnh lý tâm thần.

- Đang được điều trị đồng thời với một số thuốc khác (xem mục Tương tác, tương kỵ của thuốc).

Những tình huống như vậy có thể gây hạ đường huyết nặng (và có thể bị mất tri giác) trước khi bệnh nhân kịp nhận biết hạ đường huyết.

Tác dụng kéo dài của insulin glargine tiêm dưới da có thể làm chậm phục hồi hạ đường huyết.

Nếu ghi nhận giá trị HbA1c bình thường hoặc giảm, cần cân nhắc khả năng tái phát các cơn hạ đường huyết mà không nhận thức được (đặc biệt về đêm).

Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ liều dùng và chế độ ăn kiêng, sử dụng insulin đúng cách và nhận biết được các triệu chứng hạ đường huyết để giảm nguy cơ hạ đường huyết. Các yếu tố làm tăng sự nhạy cảm với hạ đương huyết cần được theo dõi chặt chẽ và có thể cần điều chỉnh liều. Các yếu tố này bao gồm:

- Thay đổi khu vực tiêm.

- Cải thiện sự nhạy cảm với insulin (ví dụ: bằng cách loại bỏ các yếu tố căng thẳng).

- Hoạt động thể chất thay đổi, tăng cường hoặc kéo dài.

- Bệnh gian phát (ví dụ: nôn mửa, tiêu chảy).

- Ăn uống không đầy đủ.

- Bỏ bữa ăn.

- Uống rượu.

- Một số rối loạn nội tiết không bù trừ (ví dụ: trong chứng suy giáp, suy thùy trước tuyến yên, hoặc suy tuyến thượng thận).

- Điều trị đồng thời với một số thuốc khác (xem mục Tương tác, tương kỵ của thuốc).

Chuyển đổi giữa insulin glargine 100 đơn vị/ml và Toujeo:

Vì insulin glargine 100 đơn vị/ml và Toujeo không tương đương sinh học với nhau và không thể thay thế lẫn nhau, nên việc chuyển đổi có thể cần thay đổi liều dùng và chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).

Chuyển đổi giữa các insulin khác và Toujeo:

Chỉ nên thực hiện việc chuyển đổi giữa một loại hoặc một nhãn hiệu insulin khác và Toujeo dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ. Sự thay đổi về hàm lượng, nhãn hiệu (nhà sản xuất), loại insulin (thường, NPH, chậm, tác dụng dài, v.v...), nguồn gốc (động vật, người, chất tương đồng insulin người) và/hoặc phương pháp sản xuất có thể dẫn đến việc thay đổi liều lượng (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).

Bệnh gian phát:

Bệnh gian phát đòi hỏi theo dõi chuyển hoá chặt chẽ hơn. Nhiều trường hợp cần chỉ định xét nghiệm nước tiểu tìm thể ceton, và thường thì cần điều chỉnh liều insulin. Nhu cầu về insulin thường tăng lên. Bệnh nhân đái tháo đường týp 1 phải tiếp tục tiêu thụ ít nhất là một lượng nhỏ carbohydrate một cách đều đặn, ngay cả khi họ chỉ có thể ăn ít hoặc không thể ăn, hoặc đang bị nôn mửa v.v... và không bao giờ được bỏ insulin hoàn toàn.

Kháng thể kháng insulin:

Sử dụng Insulin có thể gây ra sự hình thành các kháng thể kháng insulin. Trong một số hiếm trường hợp, sự hiện diện của các kháng thể kháng insulin này có thể đòi hỏi chỉnh liều insulin để điều chỉnh lại xu hướng tăng hoặc hạ đường huyết.

Phối hợp Toujeo với pioglitazone:

Các trường hợp suy tim đã được báo cáo khi dùng kết hợp pioglitazone với insulin, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ phát triển suy tim. Điều này nên được lưu ý nếu xem xét kết hợp pioglitazone và Toujeo. Nếu dùng đến phối hợp này, bệnh nhân nên được giám sát các dấu hiệu và triệu chứng suy tim, tăng cân và phù nề. Nên ngưng dùng Pioglitazone nếu bất kỳ triệu chứng tim mạch nào xấu đi.

Đề phòng nhầm lẫn thuốc:

Phải luôn luôn kiểm tra nhãn insulin trước mỗi lần tiêm để tránh nhầm lẫn giữa Toujeo và các insulin khác.

Để tránh nhằm lẫn liều và khả năng dùng quá liều, cần phải hướng dẫn bệnh nhân không bao giờ dùng ống tiêm để rút Toujeo từ bút tiêm (xem mục Quá liều và xử trí).

Trước mỗi lần tiêm nên dùng một kim tiêm tiệt trùng mới. Cần phải hướng dẫn bệnh nhân không sử dụng lại kim tiêm. Việc sử dụng lại kim tiêm sẽ tăng nguy cơ kim bị tắc và có thế dẫn đến không đủ liều hoặc quá liều. Trường hợp kim tiêm bị tắc, bệnh nhân phải tuân theo hướng dẫn mô tả trong bước 3 của Hướng dẫn sử dụng bút tiêm kèm theo trong đóng gói.

Bệnh nhân phải kiểm tra tận mắt số đơn vị đã chọn trên cửa sổ chỉ liều của bút tiêm. Bệnh nhân bị mù hoặc kém thị lực cần có sự trợ giúp của một người khác có thị lực tốt và được tập huấn về cách dùng bút tiêm insulin. Xem thêm mục “Liều dùng, Cách dùng’’.

hỏi đáp cùng minh thủy
Giử bình luận
Giỏ hàng (0)